Ở cấp độ một bếp chính, bạn cần phải thuần thục các thao tác chế biến và tạo nên được một món ăn có hương vị thơm ngon. Ở cấp độ của một người quản lý, bạn phải là người có óc sắp xếp, điều hành công việc, nhân sự và khả năng tính toán để tạo nên giá trị kinh tế cho nhà hàng từ các món ăn. Tựu trung lại, dù là một phụ bếp, bếp chính, là trưởng ca hay bếp trưởng, bạn đều phải có những kỹ năng học nấu ăn cơ bản mà một đầu bếp nhất định phải có để hoàn thành tốt công việc của mình.
Một đầu bếp thạo nghề luôn trải qua quá trình học tập và phấn đấu lâu dài
Đã xa rồi hình ảnh “Quanh năm xoong chảo đen sì/ Khói bay mù mịt thấy gì tương lai”. Môi trường làm việc của người đầu bếp hiện nay đã được mở rộng và cao cấp, chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhìn chung, quan niệm về nghề bếp đã có rất nhiều sự thay đổi và bản thân đầu bếp cũng ngày càng tự cải thiện, nâng cao tay nghề để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề này.
Lý thuyết về ẩm thực – Đừng nghĩ rằng đó chỉ là sách vở
Nhiều bạn sẽ cho rằng học nghề bếp không nhất thiết phải học lý thuyết, chỉ cần vào bếp và thực hành là đủ. Đó là cách nghĩ sai lầm. Là một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn không thể nào nấu ăn bằng cảm tính. Những nguyên liệu nào kết hợp với nhau sẽ đẩy được hương vị lên mức tuyệt vời nhất? Có những kỹ thuật chế biến món ăn nào phổ biến và trường hợp cụ thể áp dụng là gì? Hoặc nấu như thế nào cho “ra” đúng đặc trưng vùng miền, đặc trưng ẩm thực quốc gia? Những kiến thức đó trước hết bạn phải tìm hiểu lý thuyết qua từ sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, sau đó mới có cơ sở để thực hành.
Một buổi học lý thuyết Tổng quan ẩm thực châu Á
Lý thuyết nghề bếp còn là những bài học về quy trình vận hành bộ phận bếp từ khâu chuẩn bị đến khâu phục vụ khách hàng, là cách tính foodcost, cách lập dự án kinh doanh ẩm thực… Tất cả các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, nếu không có lý thuyết làm nền tảng, bạn sẽ không có cơ sở khoa học để áp dụng thực hành, từ đó khó dẫn đến hiệu quả tốt trong công việc.
Sử dụng thành thạo các công cụ, dụng cụ, trang thiết bị nhà bếp
Gian bếp hiện đại mà đặc biệt là trong các khách sạn cao cấp có hệ thống các công cụ, dụng cụ, trang thiết bị rất “đồ sộ” buộc các đầu bếp phải biết rõ từng vị trí bảo quản cũng như cách sử dụng chúng. Chẳng hạn, nấu ăn chuyên nghiệp luôn sử dụng rất nhiều loại dao – chảo – thớt cho nhiều mục đích khác nhau.
Bên cạnh đó, từ bếp nấu, các loại nồi, lò nướng, các dụng cụ đĩa, muỗng, khay đựng cũng được thiết kế rất khác so với không gian bếp nội trợ. Vì thế bạn phải làm quen và sử dụng thuần thục chúng trước khi nghĩ đến việc bắt tay vào nấu một món ăn thật ngon.
Nấu thật nhiều và luôn đổi mới
Cách duy nhất để mỗi đầu bếp “lên tay” chính là nấu thật nhiều. Nấu nhiều không chỉ khiến bạn quen các thao tác, xử lý ngày càng nhanh nhạy hơn, nêm nếm chuẩn xác hơn mà còn giúp bạn hiểu rõ về các nguyên liệu, từ đó có sự kết hợp hợp lý trong nhiều món ăn khác nhau.
Món ăn ngon là kết quả của sự học tập nghiêm túc và rèn luyện nhiều lần
Nấu nhiều và chắc tay, các đầu bếp cũng sẽ mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo ra những cách nấu mới hoặc món ăn mới. Đây là “đẳng cấp” của các Bếp phó, Bếp trưởng – những người chịu trách nhiệm set up menu cho nhà hàng, khách sạn. Nếu bạn là một đầu bếp giỏi, có khả năng xây dựng thực đơn và có khả năng tạo ra một món ăn mới, lạ, bạn sẽ có lộ trình thăng tiến rất nhanh, thậm chí có thể tự kinh doanh với tiềm năng phát triển rất lớn.
Không nên “xem nhẹ” kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm của đầu bếp bao gồm rất nhiều yếu tố như: tổ chức và sắp xếp công việc, giao tiếp, ngoại ngữ, trình bày ý tưởng… Tất cả những yếu tố này đều quan trọng giúp bạn sắp xếp công việc gọn gàng, không cảm thấy lúng túng khi vào bếp, thoải mái với các đồng nghiệp khi làm việc. Ngoài ra, thái độ của bạn như sự hợp tác, cách lắng nghe, tinh thần cầu tiến… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến con đường thăng tiến cũng như thiện cảm của những người xung quanh.
Công việc của một đầu bếp dù trong hoàn cảnh nào cũng liên quan với nhiều người, vì vậy kỹ năng làm việc tập thể rất quan trọng. Anh Ngọc Khôi, Bếp chính nhà hàng Quê Hương chia sẻ: “Nghề này cần sự khiêm tốn, không thể tự cao được. Dù có tài mà thiếu tâm, không được lòng đồng nghiệp, nhân viên thì bạn rất khó để làm việc và thành công”.
Xây dựng công thức để thành công dường như là một khái niệm trừu tượng. Bởi lẽ rằng, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, chúng ta sẽ có những cách ứng biến và áp dụng khác nhau để thích nghi, để vươn lên. Trên đây là những gợi ý giúp bạn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo thêm, từ đó có những định hướng đúng đắn cho con đường và sự nghiệp của mình.
Chúc bạn thành công!
Ý kiến của bạn