Những Món Ăn Bổ Dưỡng Giúp Phục Hồi Sức Khỏe Nhanh Chóng

Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, tâm lý sau thời gian điều trị. Cùng tham khảo những món ăn bổ dưỡng giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau đây nhé.

chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng
(Ảnh: Internet)

Các loại thực phẩm giàu năng lượng

Món ăn bổ dưỡng cho người ốm không thể thiếu những thực phẩm giàu năng lượng. Người mới ốm dậy cần ăn nhiều những thực phẩm chứa protein, chất béo có lợi, chất bột đường, tinh bột… để bổ sung năng lượng cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe, tăng cường trao đổi chất. Những thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày là cá, tôm, cua, trứng, thịt bò, thịt heo…

Mặc dù trứng là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cũng cần chú ý không cho người bệnh ăn trứng tái, chưa chín do sức đề kháng còn yếu. Trường hợp người bệnh không ăn được thịt, có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu phụ, đậu nành…

thực phẩm giàu dinh dưỡng
Những thực phẩm giàu dinh dưỡng bổ sung năng lượng rất tốt để phục hồi sức khỏe
(Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, ngũ cốc và tinh bột cũng nên chiếm khoảng 45 – 65% khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt là với người bị suy nhược cơ thể, tinh bột từ gạo, ngô, khoai sắn, bột mì… là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu.

Tảo bẹ

Tảo bẹ là thực phẩm chứa nhiều canxi, magiê, kali, đặc biệt rất giàu các vitamin, muối khoáng, i-ốt và các chất chống oxi hóa tự nhiên. Bổ sung tảo bẹ trong thực đơn hàng ngày rất cần thiết cho người vừa mới ốm dậy. Táo bẹ giúp cơ thể điều tiết và tổng hợp hormone tuyến giáp, ngoài ra tảo bẹ còn có công dụng vô hiệu hóa các loại vi khuẩn, giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe.

táo bẹ
Táo bẹ giúp chống oxi hóa và tăng cường sức đề kháng (Ảnh: Internet)

Gừng

Gừng được biết đến như những loại thuốc quý trong dân gian, là thuốc kháng sinh tự nhiên rất tốt cho cơ thể mà không đi kèm bất cứ tác dụng phục nào. Trong gừng chứa các chất Tecpen và Oleoresin có tính sát trùng, chống viêm, giúp loại bỏ các virus cảm cúm, nhiễm lạnh, các bệnh về đường hô hấp.

gừng và trà nóngSự kết hợp giữa gừng và trà nóng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn
(Ảnh: Internet)

Chất gingerol có trong gừng còn giúp giảm cảm giác buồn nôn, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn cho những người mới ốm dậy hoặc vừa trải qua phẫu thuật. Gừng có thể được uống kèm trà nóng. Sự kết hợp giữa gừng và trà nóng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, làm giảm đau dạ dày, cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Các loại trái cây

Cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là những loại trái cây rất tốt dành cho người cần phục hồi sức khỏe sau khi ốm, suy nhược, phẫu thuật. Đặc biệt là những loại trái cây chứa nhiều vitamin C còn giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Bạn nên cho bệnh nhân ăn trái cây sau những bữa chính hoặc ăn nhẹ trước khi đến bữa.

Ăn trái cây sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin cần thiết, bù đắp lại các chất điện giải đã mất, tăng khả năng chống oxi hóa, nâng cao sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình đào thải độc. Bạn cũng có thể chế biến trái cây thành nước ép hoặc sinh tố để giảm cảm giác khô và nhạt miệng, giúp người bệnh dễ uống hơn.

bổ sung vitaminCam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… giúp bổ sung vitamin cần thiết (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là không dùng các loại trái cây ngọt chứa nhiều đường, không ăn những trái cây đã gọt sẵn để qua ngày và cẩn thận gọt sạch vỏ trước khi ăn để không gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân.

Sữa dinh dưỡng

Người bệnh, suy nhược và đặc biệt là vừa trải qua phẫu thuật thường khó khăn ăn uống do cơ thể mệt mỏi, uể oải, miệng đắng, chán ăn, tinh thần không minh mẫn nên rất dễ bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết. Do đó bạn nên cho bệnh nhân uống sữa dinh dưỡng dành cho người bệnh và người mới ốm dậy.

Bạn nên chọn những loại sữa dinh dưỡng có bổ sung dưỡng chất Glucoraphanin được chiết xuất tự nhiên từ bông cải xanh. Đây là chất có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể nhanh chóng thải độc và tăng cường sức đề kháng. Đồng thời kết hợp bổ sung các vitamin A, B, E, C và khoáng chất như kẽm, sắt, magie… để cơ thể người bệnh hấp thu những dưỡng chất thiết yếu.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn

Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi chăm sóc người ốm, người bị suy nhược cơ thể cũng cần lưu ý không làm hệ tiêu hóa của bệnh nhân hoạt động quá tải. Do đó, song song với bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bạn cũng nên để người bệnh bổ sung sữa chua lợi khuẩn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

sữa chua
Sữa chua là thực phẩm rất tốt dành cho người cần phục hồi sức khỏe
(Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc men và kháng sinh thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh cũng khiến cơ thể người bệnh mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Sữa chua sẽ giúp bổ sung men tiêu hóa và vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Các loại rau xanh như bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, ớt chuông ngọt, xà lách, bắp cải, rau mầm, rau ngót, rau cải xanh, cần tây… sẽ giúp người bệnh bổ sung lượng carbohydrate lành mạnh và đẩy lùi những cơn mệt mỏi. Bổ sung chất xơ cũng giúp người bệnh ngăn ngừa táo bón – tác dụng phụ của thuốc giảm đau sử dụng trong phẫu thuật.

các loại rau xanhChế độ ăn uống không thể thiếu các loại rau xanh (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khác

Bổ sung nước hợp lý

Đối với người bệnh, suy nhược cơ thể hay sau phẫu thuật, việc bổ sung đủ lượng nước hàng ngày là vô cùng quan trọng. Nước giúp các khớp hoạt động hiệu quả hơn, hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Uống đủ nước còn giúp cơ thể người bệnh đào thải các độc tố tích tụ do thuốc men trong quá trình điều trị.

Ăn thức ăn lỏng

Những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, soup, phở nấu cùng với thịt gà, heo, bò… ăn kèm một ít hành lá, tía tô sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Cháo là món ăn dễ tiêu hóa, cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể bù nước, chống viêm nhiễm. Nếu có thể, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn và khẩu phần mỗi bữa tương đối ít để người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi ăn uống. Không nên cho người bệnh ăn đồ khô, cứng, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh chế độ ăn những món ăn bổ dưỡng giúp phục hồi sức khỏe, người bệnh cũng nên vận động ở mức hợp lý để cơ thể mau chóng bình phục. Hy vọng bài viết của Hội Đầu Bếp Á Âu đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.19 (17 bình chọn)

Tác giả: Đặng Tùng

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn