Nằm trong danh sách nguồn lương thực chính, gạo lứt có rất nhiều chất dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Vậy bạn đã hiểu gạo lứt là gì? Thành phần của gạo lứt cũng như cách sử dụng gạo lứt tốt cho cơ thể chưa? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng không thể thiếu gạo trong bữa ăn hằng ngày. Những nghiên cứu về các loại gạo nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người, nhất là về gạo lứt – loại gạo không chỉ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà còn giúp con người sống khỏe mạnh hơn. Nếu bạn chưa biết rõ gạo lứt là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây vì biết đâu những thông tin này sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp bạn chăm sóc và cải thiện sức khỏe của chính mình và những người thân yêu.
Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Gạo lứt là gạo gì? Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt hay còn được gọi là gạo lật (miền Bắc Trung Bộ) là loại gạo được xay xát để loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài nhưng vẫn giữ nguyên lớp cám giàu nguyên tố vi lượng. Sự khác biệt giữa gạo lứt và gạo trắng và nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần dinh dưỡng của loại gạo này rất tốt, bao gồm: tinh bột, chất xơ, chất đạm, vitamin B1, B2, B3, B6… và các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, selen, sắt… Từ giá trị dinh dưỡng của gạo lứt chúng ta có thể lên thực đơn để bảo vệ sức khỏe và có một cuộc sống lành mạnh hơn.
Phân loại gạo lứt
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạo lứt khác nhau, cụ thể là 4 loại: gạo lứt nếp, gạo lứt tẻ, gạo lứt đen và gạo lứt đỏ.
- Gạo lứt nếp: gồm gạo nếp ngỗng, gạo nếp than, nếp Hương, nếp Thái Bình và gạo nguyên cám của Nếp cái hoa vàng
- Gạo lứt tẻ: được biết đến là các loại gạo lứt của gạo trắng thông thương hay dễ hiểu hơn là lúa gạo trắng được loại bỏ lớp vỏ trấu.
- Gạo lứt đen: loại gạo này chứa hàm lượng đường thấp, nhiều chất xơ và hợp chất thực vật nên cực kỳ tốt cho sức khỏe.
- Gạo lứt đỏ: không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng, khi xay xát xong gạo sẽ được cho vào túi ép chân không. Gạo lứt đỏ rất phù hợp với những người ăn chay hay đang trong quá trình ăn kiêng vì gạo đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Gạo lứt đen (Ảnh: Internet)
Công dụng của gạo lứt
Không chỉ tốt cho cơ thể, gạo lứt còn có công dụng hỗ trợ chữa trị một số loại bệnh trong cả đông và tây Y:
- Gạo lứt giàu mangan và gaba nên tốt cho hệ thống thần kinh của con người.
- Chất xơ trong gạo lứt không tan trong nước nên giúp giảm nguy cơ bị sỏi mật, nhất là ở nữ giới.
- Lượng đường trong gạo lứt rất thấp nên người ăn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
- Ăn cơm gạo lứt sẽ ngăn ngừa được táo bón, giúp lợi tiểu, nhuận tràng vì hàm lượng chất xơ cao. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm cholestero, giảm cân, hạn chế mỡ nhiễm máu và duy trì trọng lượng cơ thể.
- Ngăn ngừa bệnh tim, nguy cơ ung thư ruột kết, làm giảm sự hình thành của các mảng bám trong động mạch, hạ huyết áp.
- Giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và tốt cho xương nhờ vào magie, canxi và selen.
Gạo lứt giúp giảm cân hiệu quả (Ảnh: Internet)
Ăn gạo lứt đúng cách là như thế nào?
Chọn loại gạo phù hợp
Mỗi loại gạo lứt sẽ có công dụng khác nhau nên bạn cần lựa chọn loại gạo phù hợp với nhu cầu của bản thân. Gạo lứt đỏ sẽ tốt cho người ăn chay, làm đẹp, giảm cân còn những người bị các bệnh về tim mạch, gan, thận, tiểu đường hoặc bị cholesterol cao thì nên ưu tiên lựa chọn gạo lứt đen.
Nấu gạo lứt đúng cách
So với gạo thường, gạo lứt thường cứng hơn, vì vậy bạn cần ngâm gạo từ 10 – 36 giờ tùy vào loại gạo để nấu mau chín, loại bỏ bớt độc tố bên ngoài lớp vỏ và giúp dễ tiêu hơn. Khi nấu gạo lứt bạn cũng cần cho nhiều nước hơn và thời gian nấu cũng lâu hơn những loại gạo khác.
Phân lượng cho gạo lứt, muối và nước theo tỉ lệ 1 lon gạo: 2 lon nước: 1/4 muỗng cà phê muối hoặc 1 trái mơ muối. Làm theo cách này sẽ giúp cơm chín ngon, giàu năng lượng và giảm tính acid trong gạo.
Sử dụng gạo lứt như một sản phẩm chức năng
Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên ăn gạo lứt từ 2 – 3 lần/tuần vì nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và đau bụng. Riêng đối với người cao tuổi, trẻ em hoặc thanh niên có thể trạng yếu, phụ nữ mang thai cần bồi bổ cơ thể thì không nên ăn gạo lứt nhiều, sẽ gây thiếu chất, suy giảm sức khỏe.
Những thứ nên và không nên kết hợp với gạo lứt
Gạo lứt thường được kết hợp với muối mè để dễ ăn hơn và không nên ăn gạo lứt đỏ rang có lẫn muối, dễ bị táo bón và khô da.
Cách ăn gạo lứt với muối mè: Theo giáo sư Ohsawa, người Việt Nam bình thường có thể ăn 60% gạo lứt muối mè, 10% trái cây và 30% rau đậu. Nếu muốn hỗ trợ điều trị bệnh thì phải ăn 100% gạo lứt muối mè trong một thời gian dài thì mới có hiệu quả. Khi ăn bạn cần nhai thật kỹ, từ tốn. Tốt nhất với một thìa nhỏ bạn nhai khoảng 50 lần, người bệnh cần nhai 100 lần để không bị khát nước và cơ thể dễ dàng hấp thụ được chất dinh dưỡng của gạo lứt hơn. Tuyệt dối không được ăn gạo lứt vào 2 tiếng trước khi ngủ và nên ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên bạn đã biết được gạo lứt là gì? Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt cũng như cách sử dụng gạo lứt tốt cho sức khỏe… Hãy ghi lại những kiến thức cần thiết để áp dụng vào cuộc sống nhé!
Ý kiến của bạn