“Từ học nghề, làm nghề rồi mới đến quản lý cái nghề” là câu nói rất ấn tượng của người thầy tài năng, đáng kính – siêu đầu bếp David Thái, trong lần tái ngộ giao lưu cùng các học viên của Hội Đầu Bếp Á Âu tại TP. Hồ Chí Minh.
David Thái được biết đến là vị đầu bếp đưa hồn Việt vào các món ăn Âu, là người truyền lửa đam mê cho các bạn trẻ đam mê ẩm thực. Với hình ảnh giản dị, siêu đầu bếp David Thái luôn tạo cảm giác thân quen, gần gũi cho người đối diện. Điều đó khiến chúng tôi khá bất ngờ ngay trong lần đầu gặp gỡ. Trong buổi trò chuyện, thầy đã chia sẻ hết sức chân thành quan niệm, kinh nghiệm của mình về nghề bếp với các bạn trẻ.
David Thái là vị đầu bếp nổi tiếng đưa hồn Việt vào các món ăn Âu
Pv: Thưa thầy, lần này tái ngộ với học viên Hội Đầu Bếp Á Âu, thầy có cảm giác như thế nào?
Hội Đầu Bếp Á Âu rất phát triển, đó là cảm nghĩ ban đầu của thầy. Thầy rất mong trung tâm sẽ có những bước tiến xa hơn trong tương lai để có thể dẫn dắt một thế hệ trẻ yêu nghề Bếp.
Pv: Thưa thầy, thầy có những chia sẻ nào muốn gửi đến các học viên của Hội Đầu Bếp Á Âu trong buổi giao lưu lần này?
Nghề bếp là nghề cần sự đam mê, chịu khó rất cao chứ không hề đơn giản như nhiều bạn nghĩ. Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, bạn cũng cần loại bỏ tư tưởng làm chỉ để kiếm tiền ra khỏi đầu. Vì tư tưởng này không thể giúp bạn vượt qua được những thử thách ban đầu. Thế nhưng, đam mê lại có thể làm được điều đó. Không ai đảm nhiệm ngay vị trí Bếp Trưởng từ khi mới vào nghề mà hầu hết mọi người đều bắt đầu làm rất nhiều công việc vặt trong bếp. Đó chính là quãng thời gian để bạn làm quen môi trường, học hỏi kinh nghiệm, “từ học nghề, làm nghề rồi mới đến quản lý cái nghề”.
David Thái nhấn mạnh: “Đừng bao giờ bỏ cuộc giữa đường”
Ngoài thời gian làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, bạn còn phải học hỏi thêm kiến thức từ bên ngoài. Bạn phải chịu khó tìm hiểu kiến thức ẩm thực nhiều nơi, xu hướng ẩm thực mới trên thế giới thông qua sách ẩm thực, tạp chí, đi chợ… Thậm chí, làm đầu bếp, bạn còn phải hi sinh thời gian nghỉ ngơi vào dịp lễ, cuối tuần để gắn mình với gian bếp. Không chỉ thế, các đầu bếp chuyên nghiệp còn phải biết sắp xếp, phân chia thời gian của mình cho gia đình và công việc hợp lý.
Pv: Thầy ơi, thầy nói như thế có thể hù dọa các học viên của chúng ta?
Ồ! Các bạn đừng nghĩ vậy. Thầy nói vậy không phải để tạo áp lực mà chỉ để các bạn trẻ hình dung cụ thể được những khó khăn nhằm ý thức việc trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và cả tâm lý bước vào nghề. Chứ nghề bếp rất thoải mái, thường xuyên tiếp xúc với nhiều món ăn ngon. Thầy bật mí với các bạn, thầy đã từng vinh dự nấu ăn cho một vị vua Ả Rập.
Xuyên suốt buổi trò chuyện gần gũi, thầy luôn nhấn mạnh: “Đừng bao giờ bỏ cuộc giữa đường”. Cuối buổi, thầy David Thái gởi lời nhắn nhủ đến các đầu bếp trong tương lai của Hội Đầu Bếp Á Âu: “Thầy muốn các bạn hiểu biết hơn về nghề Bếp, tìm một hướng đi của riêng mình, để đưa nền ẩm thực Việt Nam phát triển hơn nữa”.
Ý kiến của bạn