Theo các nhà khoa học, gia vị là những loại thực phẩm gồm: rau thơm, các hợp chất hóa học, dùng thêm vào món ăn để tạo hương vị kích thích lên các cơ quan vị giác, khứu giác và cả thị giác người thưởng thức. Bài viết cung cấp tất tần tật cách ướp gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt
Gia vị có nhiều loại khác nhau, có thể chia thành từng vị như: mặn (mắm, muối), cay (ớt, tiêu), ngọt (đường, bột ngọt), các loại rau thơm (húng, quế, ngò rí…)… Vì vậy, sử dụng gia vị cũng đòi hỏi người nấu kết hợp một cách tinh tế, nhạy bén và cả khéo léo. Thật không quá khi ví việc sử dụng gia vị như một nghệ thuật trong ẩm thực.
Sử dụng gia vị giúp làm tăng hương vị món ăn (Ảnh: Internet)
Sử dụng gia vị làm tăng hương vị món ăn
Sự góp mặt của các loại gia vị sẽ giúp món ăn tăng thêm hương, vị nhờ đó tạo cảm giác ngon miệng hơn cho người thưởng thức. Đồng thời, một số loại gia vị còn có tác dụng kích thích hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại gia vị còn được chế hóa dựa trên nguyên lý âm dương đối với một số loại thực phẩm đặc biệt.
Chẳng hạn, bát cháo sẽ ngon hơn nếu có thêm ít hành lá thái nhỏ, ngò rí, tiêu xay sẽ có tính nóng giải cảm tốt. Còn khi nấu canh rau cải xanh, bạn nên cho thêm vài lát gừng để giảm độ cay và mùi hăng của cải. Hủ tiếu không thể thiếu hẹ, phở nhất định phải có húng quế thì người ăn mới có cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.
Cách sử dụng một số loại gia vị trong ẩm thực Việt
Muối
Muối là loại gia vị quen thuộc và phổ biến trong ẩm thực Việt. Muối thường được dùng để ướp vào các loại thịt, cá hoặc tôm trước khi chế biến để giữ được độ tươi và nêm món ăn trong khi chế biến nhằm tăng vị mặn. Đặc biệt, bạn nên cho thêm ít muối trong nước luộc để thịt được trắng, rau thêm xanh. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều muối sẽ giảm chất ngọt vốn có của nguyên liệu. Còn đối với các món xào, bạn nên cho muối vào ngay sau khi cho các nguyên liệu vào chảo. Muối cũng là loại gia vị khử mùi thịt tươi sống hiệu quả được áp dụng trong công đoạn sơ chế.
Muối có nhiều tác dụng trong việc nấu ăn (Ảnh: Internet)
Bột ngọt
Trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc, bột ngọt luôn được ưu tiên sử dụng để tạo vị ngọt cho món ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm rõ liều lượng vừa phải cũng như thời gian ướp gia vị này thì rất dễ gây ra một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt cho người ăn. Nếu nêm bột ngọt trong những món ăn nhiều chất béo, nấu với lửa lớn, bạn cần tẩm ướp gia vị trước khoảng 15 – 20 phút. Ngoài ra, nhiều người còn áp dụng cách pha bột ngọt vào trong bát nước rồi mới cho vào thức ăn nấu chín.
Nước mắm
Nước mắm là loại gia vị nổi bật của Việt Nam có hương vị vô cùng đặc trưng. Nước mắm có tác dụng kích thích khứu giác và vị giác người ăn rất tốt. Không chỉ thế, trong nước mắm còn chứa nhiều chất đạm, vitamin A, D và B12 tốt cho sức khỏe. Khi sử dụng nước mắm bạn cần nhớ trình tự ướp gia vị đối với từng loại món ăn. Đối với món canh ngon, đậm đà, phảng phất hương nước mắm, bạn chỉ cần cho nước mắm vào sau cùng. Còn món thịt kho, bạn nên nêm các loại gia vị khác vào trước rồi mới cho nước mắm vào sau cùng, nấu thêm vài phút và tắt bếp.
Nước mắm dùng để nêm trong nhiều món ăn Việt (Ảnh: Internet)
Sự phong phú của gia vị góp phần tạo nên của bức tranh ẩm thực đa sắc. Biết, sử dụng đúng loại và tỉ lệ gia vị sẽ giúp món ăn của bạn gia tăng hương vị, cuốn hút người ăn. Hi vọng một số thông tin bài viết có thể giúp bạn hiểu cách ướp gia vị trong ẩm thực Việt.
Để có thể biết thêm được nhiều thông tin về các loại gia vị khác cũng như công dụng và công thức ứng dụng vào từng món ăn, bạn hãy điền thông tin vào form bên dưới để được Hội Đầu Bếp Á Âu tư vấn (miễn phí) cụ thể lớp học nấu ăn phù hợp. Đừng quên theo dõi website để cập nhật nhiều kiến thức ẩm thực mới nhé~
Ý kiến của bạn