Các Loại Pasta Phổ Biến Và Cách Luộc Pasta Đúng Điệu

Bởi Dung Chef
google-news

Pasta (hay còn được gọi là mì Ý) là một trong số những loại mì nổi tiếng khắp năm châu. Với nhiều món ăn ngon thú vị, hấp dẫn, Pasta đang trở thành thế giới ẩm thực đa sắc khiến nhiều người thích thú tìm hiểu. Khi khám phá loại mì này, bạn sẽ bất ngờ về các loại Pasta thông dụng và cách luộc mì ngon đúng điệu cùng với mẹo nấu ăn nhanh ngay đây.

Theo tiếng Ý, Pasta có nghĩa là “cục bột nhào”, tên gọi này còn dùng để chỉ chung các món mì hay nui làm từ bột mì. Về xuất xứ của loại mì này, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều nhau. Tuy nhiên, phần đông dư luận đều đồng tình với ý kiến cho rằng mì Pasta có nguồn gốc từ Trung Hoa, được nhà thám hiểm Marco Polo mang về nước Ý sau chuyến du hành 24 năm khắp miền Viễn Đông.

Có các món pasta nổi tiếng
Có các món pasta nổi tiếng ngon, thú vị, cuốn hút người ăn

Khám phá các loại Pasta phổ biến

Theo ước tính, trên thế giới hiện nay có hơn 300 loại Pasta với khoảng 1300 tên gọi khác nhau. Pasta thường được chia thành 2 loại cơ bản là Dried Pasta (hay còn gọi là Pasta Secca) và Fresh Pasta (hay còn gọi là Pasta All’uovo). Còn căn cứ vào cách sử dụng, Pasta được nhiều người phân thành: Pasta Asciutta và Pasta in prodo. Theo đó, Pasta Asciutta được dùng trong món ăn hằng ngày, đơn giản, thuận tiện và dễ sử dụng, còn Pasta in prodo có kích thước nhỏ, đa dạng hình thù và nhiều màu sắc khác nhau.

Ngoài ra còn có nhiều loại Pasta khác như: Pasta Spaghetti, Pasta Fettucine, Pasta Capellini, Fusilli Lunghi Bucati, Pasta Bavette, Pasta Macaroni, Pasta Tortigiioni, Pasta Gnocchi, Pasta Lasagna, Pasta Cannelloni, Pasta Farrfalle, Pasta Tortellini, Pasta Conchiglie… Chính tất cả các loại Pasta trên đã tạo nên sự đa dạng của mì Ý góp phần tô thêm gam màu mới lạ cho bức tranh ẩm thực nói chung.

Cách sử dụng và luộc Paste ngon đúng điệu

Luộc Pasta đúng cách
Luộc Pasta đúng cách là bí quyết để tạo nên món ăn ngon miệng (Ảnh: Internet)

Khi sử dụng mì Ý để chế biến thành các món Pasta, bạn cần phân biệt chúng theo hình dáng và kích cỡ. Chẳng hạn, các loại Pasta sợi nhỏ thường ăn chung với các loại nước xốt không quá đặc, vị nồng nhẹ. Ngược lại, các loại sợi mì to nên ăn cùng với nước xốt đặc sánh, hương nồng. Còn  với loại mì không phải dạng sợi nên dùng chung với xốt có nhiều rau củ. Riêng đối với những loại Pasta “vỏ sò” Conchiglie, bạn nên dùng nước xốt đặc trộn đều.

Bên cạnh đó, để tạo luộc được sợi mì chín mềm, không bở, gãy nát, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau:

Bạn nên đun sôi nước rồi mới cho mì Pasta vào luộc. Trong quá trình luộc, bạn nên cho thêm một ít muối và dầu ăn để các sợi mì không bị dính vào nhau.

Khi luộc, bạn không nên luộc mì quá mềm. Thời gian luộc mì vừa chín đối với các loại Pasta nui, mì dày là từ khoảng 12 – 15 phút, với mì Pasta sợi nhỏ thường từ 5 – 8 phút. Riêng các loại mì tươi, bạn chỉ cần nấu trong vòng khoảng 3 – 5 phút.

Khi thực hiện món Pasta xốt hải sản, bạn nên luộc cọng mì hơi cứng. Trong quá trình chế biến, bạn lưu ý nên nấu Pasta và các loại xốt Pasta thêm một thời gian cho vị ngọt của nước xốt thấm đều, món ăn sẽ ngon miệng hơn.

Đối với các món mì xào như Spaghetti, Lansagna, bạn nên dùng phô mai bột rắc lên trên mặt, đảo đều hoặc dùng phô mai sợi cho lên mặt trước khi đút lò món ăn để có được sợi mì mềm, ngon đúng điệu.

Ngoài ra, bạn không nên dùng nồi quá nhỏ để luộc mì. Bởi khi cho sợi mì vào nồi với lượng nước ít, nó sẽ làm giảm nhiệt độ của nước, tốn thời gian đun sôi, thậm chí những sợi mì ở dưới đáy lâu sẽ bị nhũn. Giải pháp tối ưu được nhiều người áp dụng trong việc luộc mì Pasta là sử dụng nồi lớn chứa từ 5 – 6 lít nước.

Bạn có thể tham khảo một số thông tin về các loại mì Pasta cũng như cách luộc mì để tạo nên được những món ăn hấp dẫn. Nếu bạn thực sự quan tâm và muốn khám phá thế giới mì Ý, hãy điền thông tin vào form bên dưới để được tham gia lớp học nấu ăn tại Hội Đầu Bếp Á Âu nhé.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.28 (16 bình chọn)

Tác giả: Chef Dung

Được tiếp xúc với Nghề Bếp từ rất sớm, Dũng Chef đã thành công từ vị trí Phụ Bếp. Sau nhiều nỗ lực, quyết tâm theo đuổi nghề, Dũng Chef trở thành một Đầu Bếp tài năng trong lĩnh vực Bếp và đặc biệt là Bếp Hoa.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn