Cách luộc cua tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cần rất nhiều bí quyết để đảm bảo cua không bị sống, không rụng càng hoặc chân. Hãy cùng tham khảo các bước luộc cua đúng chuẩn sau đây nhé!
Cua biển luộc – món ăn dễ thực hiện và giàu chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Cua biển luộc là món ăn yêu thích của nhiều người bởi cách làm đơn giản nhưng vẫn thơm ngon và đầy dinh dưỡng. Axit béo cùng omega-3 tự nhiên trong cua giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ ung thư… Ngoài ra, nguồn chất khoáng và vitamin dồi dào trong thịt cua rất tốt cho sự phát triển của não bộ và mắt. Do đó, cua biển được xem là thực phẩm hàng đầu dành cho phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ, cũng như là lựa chọn của nhiều người để bồi bổ sức khỏe cho người thân và đưa vào thực đơn đổi món của gia đình.
Nguyên liệu luộc cua biển
- 1kg cua biển
- Muối
- Hạt nêm
- Muối, tiêu, chanh
Cách luộc cua biển
Cách sơ chế cua còn sống
Trước khi luộc cua, bạn cần làm cua chết. Cách làm cua chết đơn giản nhất là dùng dao hay kéo đâm vào phần đầu hình tam giác của yếm hoặc miệng cua để cua chết đi.
Dùng dao đâm vào miệng cua để cua chết (Ảnh: Internet)
Đây là bước quan trọng bởi nếu bạn luộc cua còn sống thì khi chín cua sẽ bị rụng chân và càng. Nếu bạn luộc khi cua chết sẽ giúp cua giữ được nguyên con đẹp mắt.
Làm sạch cua
Dùng bàn chải chà sạch mai, yếm và càng cua. Bạn cần chà kỹ vì cua thường ăn xác động vật hoặc các chất bùn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất.
Luộc cua
Bắc nồi lên bếp với 300ml nước vào, bạn có thể điều chỉnh lượng nước sao cho nước ngập nửa thân cua.
Xếp cua vào nồi, cho thêm ½ muỗng muối và ½ muỗng hạt nêm vào để tăng độ đậm đà cho cua. Luộc trong vòng 15 phút.
Nên luộc cua chín kỹ để tránh gây ra ngộ độc (Ảnh: Internet)
Thường xuyên lật cua trong quá trình luộc để cua được chín đều.
Bạn nên luộc cua chín kỹ vì cua tái sẽ dễ gây ra ngộ độc.
Vớt cua ra và thưởng thức cùng muối tiêu chanh.
Cua biển luộc với màu sắc vô cùng hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Cách ăn cua để tránh bị tiêu chảy, ngộ độc
Thịt cua rất ngon và bổ dưỡng nhưng bạn đã thật sự ăn cua đúng cách để tránh những bệnh như đau bụng hay tiêu chảy chưa? Với những lưu ý sau, có 3 phần của cua bạn không nên ăn:
- Dạ dày: phần này chính là túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua và dưới mai, bạn chỉ việc tách mai ra sẽ thấy phần dạ dày nằm giữa gạch cua Tiếp đó, bạn nhẹ nhàng lấy phần gạch cua bao ở bên ngoài ra ăn, chú ý không làm vỡ dạ dày vì bên trong đó có nhiều cát bẩn.
- Tim: phần màng hình lục giác ở giữa thân cua chính là phần tim cua, bạn tuyệt đối không nên ăn.
- Phần ruột: đây là đường màu đen nằm ở phần dạ dày thông lên rốn cua cùng với mang cua, giống như hai hàng lông mày ở bụng cua. Bạn tuyệt đối không nên ăn phần này.
Ăn cua cũng cần phải đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe (Ảnh: Internet)
Bạn tuyệt đối không được uống trà hoặc ăn hồng sau khi ăn cua. Vì nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, trong quả hồng có chất tannin có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những trường hợp xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Những trường hợp không nên ăn cua
- Những người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy.
- Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.
- Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu.
Với cách làm đơn giản, nhanh chóng nhưng thành phẩm lại hết sức tuyệt vời này, món cua luộc chắc hẳn sẽ hấp dẫn rất nhiều người. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều công thức chế biến các món từ cua hay các loại hải sản khác, bạn có thể để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6148.
Ý kiến của bạn